Cách chăm gà chọi sau khi đá giúp chiến kê phục hồi nhanh chóng

cách chăm gà chọi sau khi đá

Sau mỗi trận “thập tử nhất sinh”, chiến đấu hết mình vì chủ nhân thì gà chọi thường gặp rất nhiều vấn đề. Nào là vết thương hở, nhiễm trùng, dính bệnh truyền nhiễm hoặc tệ hơn nữa thì gặp nội thương bên trong cơ thể. Vì vậy cách chăm gà chọi sau khi đá cực kỳ cấp thiết, cùng Hi88 khám phá kĩ hơn trong bài viết sau. 

Tại sao cần đến cách chăm gà chọi sau khi đá

Có thể độc giả nghe ở đâu đó, gà đá thua sẽ bị làm thịt, “lên mâm” nhưng thực tế chưa hẳn vậy đâu nhé. Dù có tiếp tục ra trận hay thôi, hầu hết nài vẫn tri ân chiến kê bằng cách chăm sóc, chữa trị vết thương. Và công việc này quan trọng ra sao, đem lại lợi ích gì thì cùng chúng mình tìm hiểu dưới đây. 

Gà sau khi đá có nhiều thương tổn 

Cách chăm gà chọi sau khi đá hết sức quan trọng bởi gần như 90% các “võ sĩ” mang trên mình đủ thương tổn. Con nào may mắn thì trầy xước, gặp vết thương ngoài da, số khác nặng hơn bị chảy máu, nhiễm trùng nặng nề gây nguy hiểm tính mạng. 

Gà sau trận chiến khốc liệt dễ dính hàng loạt thương tổn nghiêm trọng.
Gà sau trận chiến khốc liệt dễ dính hàng loạt thương tổn nghiêm trọng.

Lỡ vật nuôi của bạn có bị thương quá nặng cũng đừng nản lòng. Dù sao gia cầm nói chung và gà đá nói riêng sở hữu khả năng hồi phục đáng kinh ngạc. Chỉ cần áp dụng đủ những khuyến cáo, chia sẻ bài viết sắp bật mí, chiến kê sẽ lấy lại thể trạng tốt nhất nhanh thôi. 

Xem thêm:  Bật mí kinh nghiệm nuôi gà đá từ sư kê 

Gà chọi sau trận đấu hay bị stress

Có thể đây là “dư chấn” sau trận đấu, dù gà có thắng đối phương thì cũng hay bị trầm cảm, căng thẳng tột độ. Gặp thêm trước đó được chủ nâng niu, chăm sóc, nay thì bỏ bê mặc cho sống chế, các chú gà tội nghiệp sẽ xuống tinh thần chóng mặt. 

Một lần nữa bài viết nhắc lại, dù thắng hay thua con vật đã cố hết sức mình cống hiến. Bạn hãy chú ý cách chăm gà chọi sau khi đá, nhỡ không ra trận nữa thì phần đời còn lại chúng cũng sống khỏe mạnh. 

Quan điểm trên không riêng gì bài viết, các bậc kê thủ lão luyện cũng đề cao lòng nhân ái, biết trước sau. Có vậy vật nuôi mới dám đem hết tính mạng bản thân ra để giành lấy chiến thắng về cho nài. 

Một số con bị nhiễm bệnh từ đối thủ

Nghe qua thì tưởng hy hữu nhưng lại rất phổ biến sau các trận đá gà. Trung bình một trường gà tập trung hàng trăm con chờ tới lượt. Đây là điều kiện thích hợp để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập, lây lan giữa những chú gà với nhau. Do vậy lúc đem đi đá thì thấy xung mãn, tự dưng xong trận về thấy gà ủ rủ, mắc bệnh bạn cũng đừng ngạc nhiên. 

Thử nghĩ bỏ qua cách chăm gà chọi sau khi đá, thú cưng âm thầm đem bệnh về lây cho cả đàn, hậu quả sẽ đến đâu. Chưa kể một vài virus cúm nguy hiểm có thể truyền sang người, bạn không phát giác sớm thì sức khoẻ, tính mạng mình và người thân bị đe doạ. 

Chuẩn bị tốt cho các trận chọi gà tiếp theo

Trường hợp thần kê đá thắng và bạn muốn nó tiếp tục cống hiến thêm vài trận nữa, buộc phải lên phương án cách chăm gà chọi sau khi đá hợp lý. Đừng nghĩ trận này thắng trận sau chiến kê cũng phát huy phong độ tương tự. Thay vào đó kiểm tra tổng thể sức khỏe của gà, đồng thời bồi bổ dinh dưỡng, cho luyện tập điều độ để chúng lấy lại thể lực nhanh chóng. 

Xem thêm:  Các trại gà đá tầm cỡ sở hữu chiến kê khủng tại Việt Nam

Những cách chăm gà chọi sau khi đá kê thủ không nên bỏ qua

Ở phần này bài viết sẽ vạch ra những cách chăm gà chọi sau khi đá và hướng dẫn chi tiết. Tham khảo rồi xem mình đang thiếu gì, hay cần cải thiện thêm yếu tố nào để gà đá mạnh khoẻ, hồi phục hiệu quả nhé!

Những cách chăm gà chọi giúp chiến kê phục hồi sức lực nhanh chóng. 
Những cách chăm gà chọi giúp chiến kê phục hồi sức lực nhanh chóng.

Đưa chiến kê đến bác sĩ thú ý kiểm tra tổng quát

Cách chăm gà chọi sau khi đá bài bản, chuyên nghiệp không thể thiếu sự kiểm tra, khuyến cáo chuẩn xác từ bác sĩ thú y. Ngoài thăm khám tổng thể các vết thương, di chứng từ trận đấu thì nên cho thú cưng làm thêm xét nghiệm. Mục đích nhằm xác định gà không bị lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ trường gà. 

Khi tìm phòng khám thú y ưu tiên các bác sĩ chuyên môn về gia cầm. Đồng thời lựa ngày ít người đem vật nuôi đến chữa để phòng tránh bệnh truyền nhiễm. Đừng ngại chia sẻ với bác sĩ gà vừa tham gia trận đấu “sinh tử” xong, bởi con vật có thể gặp vấn đề sâu bên trong cơ thể như: Gãy xương, tổn thương nội tạng, chảy máu bên trong,…

Dinh dưỡng cho gà chọi sau khi xung trận

Hãy chú ý đến khẩu phần ăn gà chọi sau cuộc đấu căng thẳng
Hãy chú ý đến khẩu phần ăn gà chọi sau cuộc đấu căng thẳng

Dinh dưỡng luôn chiếm phần quan trọng trong cách chăm gà chọi sau khi đá. Dù thời gian sắp tới gà có thể chưa kịp lên sàn, nhưng bạn vẫn nên tỉ mỉ chọn lọc thức ăn, vào mồi một cách hợp lý như sau:

  • Chắc chắn gà phải cắt giảm bớt khẩu phần ăn, không thể giữ nguyên khối lượng vào mồi như thời điểm lên sàn. Nhưng bạn đừng nên giảm đột ngột, cắt từ từ 10-20% mỗi tuần, đến khi bằng với mức ăn của gà bình thường. 
  • Vẫn nên đa dạng nguồn cung cấp dinh dưỡng, chiếm chủ yếu là: Thóc, hạt, ngũ cốc, trứng gà rồi mới đến đồ ăn tươi và cám. Lưu ý anh em đừng tự ý thưởng chiến công cho gà chọi bằng cách cho ăn “thả cửa”, sau này tích mỡ phải đi giảm rất mất công đấy. 
  • Nếu gà bị vết thương hở thì hạn chế cho ăn thức ăn tươi bạn nhé, đặc biệt là tôm, cua, cá, ốc, hến,…Thay vào đó tăng lượng lá, rau xanh lên một chút, giúp thanh lọc cơ thể, mát gan và thải độc. 
  • Ngoài dinh dưỡng từ đường ăn uống, bổ sung thêm vitamin, dưỡng chất qua thuốc cũng rất lý tưởng. Các loại vitamin D, K, C và nhóm B gia tăng khả năng phục hồi, đề kháng lẫn đưa gà vào trạng thái khỏe mạnh. 
Xem thêm:  Bật mí luật đá gà chọi miền Nam dễ hiểu cho tân thủ

Cho gà tập phục hồi thể lực nhẹ nhàng

Theo các kê thủ hàng đầu, cách chăm gà chọi sau khi đá khôn ngoan là cho chúng vận động nhẹ, thả rông tự do. Gà sau trận chiến thường có xu hướng uể oải, lười vận động, có thúc ép chúng tập luyện càng phản tác dụng. Hoặc những con bị chảy máu chưa lành, phải đợi vết thương khô hẳn, tháo băng gạc thì mới bắt đầu tập đá trở lại. 

Bài tập chính trong giai đoạn phục hồi không gì khác ngoài đi, chạy bộ. 10 phút đầu tiên thả khỏi chuồng, để gà làm nóng bằng cách tự chạy nhảy. Kế đến anh em xua gà chạy quanh sân khoảng 30p, cho nghỉ một chút rồi lại tiếp tục huấn luyện. Chạy bộ giúp con vật lưu thông khí huyết, tăng trao đổi chất và rèn luyện khả năng chịu đựng cực tốt. 

Các bài thuốc từ cây cỏ tự nhiên giúp gà đá bồi bổ

Cách chăm gà chọi sau khi đá nếu chiến kê bị mất sức, mệt mỏi thì khá đơn giản. Nhưng đang lúc con vật phải điều trị vết thương, nạp lượng lớn thuốc kháng sinh, anh em hãy cho nó dùng các bài thuốc cỏ cây như sau:

  • Cho tắm nước lá bưởi: Lá bưởi phơi khô rồi đem nấu nước, sau đó đợi nhiệt độ ấm các bạn tắm táp nhẹ nhàng cho chú gà. Mục đích chính để diệt khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh ngoài da như lác, nấm. 
  • Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng, ngải cứu vào đồ ăn: Lòng trắng kết hợp ngải cứu giải độc gan rất tốt, thích hợp dùng ở chiến kê nào điều trị kháng sinh, thuốc tây. 
  • Cho gà đá mổ bã chè xanh: Chè xanh giúp chú gà thoải mái, tỉnh táo, đặc biệt tính chống oxy hoá sẽ làm lành vết thương chảy máu cực nhanh. 

Lời kết

Những cách chăm gà chọi sau khi đá hiệu quả, khoa học kể trên sẽ giúp thú cưng sớm bình phục, trở lại phong độ tốt nhất. Sau cùng bài viết xin chúc nài và thần kê của mình nhiều sức khoẻ, gặt hái thành tích ấn tượng khi trở lại sàn đấu nhé.